Giải pháp tiết kiệm điện cho máy ép nhựa

Các sản phẩm từ nhựa đã và đang được sử dụng rộng rãi không chỉ trong cuộc sống hàng ngày mà còn trong nhiều lĩnh vực khác như điện tử, vận tải, xây dựng, quốc phòng… Đi theo sự phát triển này, máy ép nhựa cũng trở nên phổ biến hơn nhờ khả năng đáp ứng đa dạng sản phẩm, năng lực sản xuất cao và dễ dàng tự động hóa.

1/ Máy ép nhựa là gì?

Máy ép nhựa (tiếng Anh là injection molding machine) hay còn được gọi là máy ép phun, máy ép keo là loại máy được sử dụng phổ biến trong các dây chuyền ứng dụng công nghệ ép phun. Máy có tác dụng cố định khuôn đóng trong suốt quá trình đẩy nhựa nóng chảy bằng áp lực phun vào lõi khuôn. Lúc này, nhựa sẽ lấp đầy lòng khuôn và sau khi được làm nguội, sản phẩm sẽ được đẩy ra ngoài thông qua hệ thống lõi.  

2/ Cấu tạo máy ép nhựa 

Phần cơ cấu chấp hành của máy ép nhựa gồm hai bộ phận chính là phần kẹp khuôn và phần phun nhựa. Phần nguồn cấp có thể là thủy lực hoặc động cơ điện. Các máy ép nhựa hiện đại với hệ thống điều khiển điện tự động có nhiều chức năng cài đặt chương trình ép. 

3/ Nguyên lí hoạt động máy ép nhựa 

Máy ép nhựa hoạt động giống như một kim tiêm. Đầu tiên, nhựa (dạng bột hoặc dạng hạt) sẽ được đưa vào phễu chứa. Tiếp theo, nhựa sẽ được làm nóng chảy bởi các thanh gia nhiệt và chuyển thành thể lỏng. Lúc này, toàn bộ nhựa lỏng sẽ được dẫn lên phía trước nhờ trục vít. Đồng thời, trục vít sẽ lùi về sau để tạo ra khoảng trống cho nhựa chảy vào phía trước đầu phun.

Nhờ áp lực đẩy của trục vít (không xoay), nhựa nóng chảy sẽ được bơm vào khuôn. Sau khi khuôn đã chứa đầy nhựa, hệ thống làm mát sẽ chuyển nhựa từ thể lỏng sang thể rắn và làm nguội sản phẩm. Phần kẹp khuôn di động sẽ mở khuôn ra một khoảng và đẩy sản phẩm ra ngoài.

4/ Chu trình hoạt động máy ép nhựa 

Mức tiêu thụ năng lượng :

  • Hệ thống thủy lực : 75-80%
  • Hệ thống vòng gia nhiệt : 10-15%
  • Hệ thống làm nguội : 5-10%
  • Hệ thống điều khiển : 1-5%

5/Tiềm năng tiết kiệm điện máy ép nhựa

  • Các giai đoạn kẹp khuôn, phun keo, giữ áp lực, làm lạnh cần lưu lượng dầu khác nhau. Nhưng bơm dầu cố định sẽ cung cấp lưu lượng và áp lực cố định. Ở mỗi giai đoạn, van tràn và van tuyến tính có nhiệm vụ điều chỉnh lưu lượng và áp suất.
  • Nếu hệ thống điều khiển có thể tự động điều chỉnh tốc độ của động cơ bơm dầu theo yêu cầu tải thực tế trong các giai đoạn khác nhau, thì khi đó năng lượng tiêu thụ sẽ đạt mức thấp nhất. loại bỏ được hiện tượng tràn qua van an toàn và vẫn đảm bảo cho máy vận hành chính xác, ổn định.

Dựa trên nhu cầu và tình hình thực tế của khách hàng, Đình  Nguyên cung cấp 2 giải pháp tiết kiệm điện cho máy ép nhựa :

  • Sử dụng biến tần điều chỉnh tốc độ quay của motor dựa trên trạng thái làm việc hiện tại của máy theo tín hiệu áp suất và tốc độ được thiết lập. Khi cần áp suất và lưu lượng cao, động cơ quay với tốc độ cao nhất, ngược lại động cơ có thể chạy chậm lại ở tốc độ nền. Tỉ lệ tiết kiệm khoảng 10-50 %
  • Thay thế bơm cũ bằng bơm có lưu lượng thay đổi được điều khiển bằng servo motor. Đây là phương pháp đem lại hiệu quả tiết kiệm tối ưu (lên đến 76%) nhờ khả năng đáp ứng nhanh và điều khiển chính xác của servo.

 

Các Dự án Lắp đặt biến tần cho máy ép nhựa khác